Đau thần kinh tọa – Khi nào là lúc bạn cần gặp bác sĩ?

Đau thần kinh tọa nhẹ thường biến mất theo thời gian nếu bạn biết cách nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ và cần hiểu thêm về đau thần kinh tọa, dành thêm thời gian đọc qua bài viết sau để hiểu đúng bạn nhé.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, bạn vẫn cần liên hệ với bác sĩ:

  • Bạn thực hiện các biện pháp tự chăm sóc nhưng không làm giảm các triệu chứng của bạn
  • Cơn đau của bạn kéo dài hơn một tuần
  • Cơn đau diễn biến theo hướng xấu, nghiêm trọng hơn
  • Bạn bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân và tê hoặc yếu cơ ở chân
  • Cơn đau sau một chấn thương dữ dội, như tai nạn giao thông
  • Bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột hoặc bàng quang của bạn

Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân của cơn đau. Nếu bạn chần chừ quá lâu, khả năng cao sẽ để lại các biến chứng không đáng có.

Nếu bạn mong muốn tìm hiểu cách điều trị tại nhà, không phẫu thuật (khi ở giai đoạn đầu của đau thần kinh tọa), hãy xem qua bài viết tại đây. 

Cần biết gì khi bạn tìm đến bác sĩ về chứng đau thần kinh tọa?

Chẩn đoán bắt đầu với một bệnh sử đầy đủ của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn giải thích cơn đau của bạn bắt đầu như thế nào, nó di chuyển đến đâu và cảm giác chính xác như thế nào. Vì thế, bạn cần phải ghi chép lại hoặc note lại những biểu hiện, triệu chứng và đặc biệt là khi nào bạn đau nhiều hơn bình thường.

Khám sức khỏe có thể giúp xác định rễ thần kinh nào bị kích thích. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngồi xổm và đứng dậy, đi bằng gót chân và ngón chân, hoặc thực hiện bài kiểm tra tư thế duỗi thẳng chân hoặc các bài kiểm tra khác.

Chụp X-quang và các công cụ hình ảnh chuyên dụng khác, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), có thể xác nhận chẩn đoán của bác sĩ về việc rễ thần kinh nào bị ảnh hưởng.