Nội dung bài viết
- 1 Đau lưng là gì?
- 2 Điều gì gây ra đau lưng?
- 3 Một số trường hợp liên quan đến đau lưng
- 4 Những tình trạng phổ biến:
- 5 Một số nguyên nhân ít gặp khác gây ra đau lưng
- 6 Khi nào tôi nên gặp bác sĩ?
- 7 Các vấn đề về lưng được chẩn đoán như thế nào?
- 8 Có những cách kiểm tra nào?
- 9 Tôi có thể làm gì để giảm cơn đau cho mình?
- 10 Ai có thể điều trị tình trạng này?
Đau lưng là gì?
Đau lưng là vấn đề phổ biến, thường gây ra do căng thẳng của cơ, dây chằng, hoặc gân
Cấu trúc của lưng như thế nào?
Cột sống là 1 trong những bộ phận khỏe nhất của cơ thể và cho chúng ta tính linh hoạt, sức mạnh.
Cột sống được tạo thành từ 24 đốt sống không đều nhau và xếp chồng lên nhau, chúng được ngăn cách bởi đĩa đệm. Bên trong đốt sống là tủy sống (được bảo vệ bởi phần cứng của đốt sống), mang tính hiệu từ bộ não đến phần còn lại của cơ thể với sự giúp đỡ của hệ thần kinh.
Điều gì gây ra đau lưng?
- Tư thế ngồi xấu
- Thiếu vận động khiến cho lưng cứng
- Căng cơ và bong gân
Một số trường hợp liên quan đến đau lưng
- Thoái hóa đốt sống
- Đau thần kinh tọa
- Căng cột sống
Những tình trạng phổ biến:
Thoái hóa đốt sống: Như bạn cũng có thể đoán, lưng của bạn bị ảnh hưởng bởi cột sống. Khi chúng ta già đi, đĩa đệm dần xẹp đi, các khoảng trống giữa đốt sống ngày càng hẹp. Tình trạng có thể tệ hơn ở các cạnh của đốt sống và khớp bề mặt bởi sự phát triển của xương hoặc chất tạo xương.
Đau thần kinh tọa: gây ra do rễ dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc đè nén. Tình trạng này sẽ khiến bạn bị đau, tê hoặc có cảm giác kim châm ở chân. Cơn đau lan xuống chân và bàn chân. May mắn thay, 60% người bệnh đều có thể hồi phục nhanh chóng, dù có một số ít mất thời gian khá lâu để hồi phục.
Một số nguyên nhân ít gặp khác gây ra đau lưng
- Mở rộng cột sống
- Gãy xương, rạn xương
- Nhiễm trùng
- Khối u
- Viêm như
Khi nào tôi nên gặp bác sĩ?
Bạn nên đi gặp bác sĩ khi đau nghiêm trọng hoặc trong thời gian dài, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hằng ngày.
Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn:
- Gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoặc đi vệ sinh
- Mất kiểm soát ruột của bạn
- Cảm thấy tê ở vùng hậu môn hoặc các cơ quan khác
- Yếu bộ phận sinh dục
- Yếu chân, đứng không vững
Các vấn đề về lưng được chẩn đoán như thế nào?
Chờ và xem:
Hầu hết các trường hợp đau lưng đều có thể cải thiện được.
Kiểm tra nhanh có thể chẩn đoán hầu hết các nguyên nhân đau lưng ngay lập tức.
Ít khi nào yêu cầu phẫu thuật khi chẩn đoán đau lưng.
Có những cách kiểm tra nào?
Nếu cần thiết, bạn có thể được khuyên gặp bác sĩ xương khớp, chụp X- quang, MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc chụp cắt lớp (CT scan).
Tôi có thể làm gì để giảm cơn đau cho mình?
- Sử dụng thuốc an thần, paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế bơm proton (giúp bảo vệ dạ dày)
- Hoạt động thể chất, vận động thường xuyên và an toàn hơn giúp bạn giảm cân, giảm áp lực lên lưng
- Giữ tư thế tốt: ngồi thẳng lưng khi làm việc ở nhà hay lái xe
- Khi phải nâng vật nặng, uốn cong đầu gối và để cột sống di chuyển mà không bị vẹo.
- Nếu cơn đau ngày càng nghiêm trọng, bạn có thể đặt túi nhiệt lên bộ phận bị ảnh hưởng, ví dụ như túi đá hoặc lon đậu đông lạnh.
Ai có thể điều trị tình trạng này?
Nếu cơn đau tiếp diễn thì bạn phải gặp chuyên gia, bác sĩ cơ xương khớp.
Tại sao đau lưng trở thành bệnh mãn tính?
Có vẻ đúng là bạn cảm thấy đau lưng thì trong khoảng thời gian này bạn cần phải hạn chế vận động và di chuyển nhiều, nhưng nó đồng thời cũng sẽ khiến mô cơ bạn dần yếu đi.
Khi các mô cơ yếu dần và mệt mỏi, thì các mô cơ sẽ dần trở nên vô dụng và dễ tổn thương hơn nữa.
Nằm trên giường nghỉ ngơi hơn vài ba ngày thật sự không tốt cho bạn, nó khiến bạn khó trở lại trạng thái ban đầu, cố gắng tiếp tục vận động và tăng mức độ từ nhẹ đến nặng.