Nội dung bài viết
Khớp là gì?
Các khớp là nơi mà hai hoặc nhiều xương gặp nhau. Vai, khuỷu tay, hông, đầu gối và khớp ngón tay của bạn là tất cả các khớp, cột sống của bạn cũng có khớp.
Nhưng khớp phức tạp hơn so với xương. Chúng bao gồm các mô mềm xung quanh, chẳng hạn như sụn, gân và dây chằng. Sụn là một mô mềm trơn bao phủ các đầu xương của bạn tại một khớp. Gân là những sợi dây dẻo dai giúp kết nối cơ với xương để bạn có thể cử động tại các khớp của mình. Các dây chằng kết nối các xương khớp với nhau để giữ cho mọi thứ ổn định khi bạn vận động.
Rối loạn khớp là gì?
Rối loạn khớp là các bệnh hoặc chấn thương ảnh hưởng đến khớp của bạn. Chấn thương có thể xảy ra do tác động vào khớp quá nhiều hoặc bạn có thể bị chấn thương đột ngột, chẳng hạn như tai nạn, chấn thương thể thao.
Những bệnh nào có thể ảnh hưởng đến khớp?
Trên thực tế là có nhiều bệnh có thể ảnh hưởng đến khớp. Các bệnh thường gây đau, làm cho khớp cứng, đỏ hoặc sưng. Hầu hết đều là bệnh mãn tính và kéo dài tình trạng bệnh rất lâu. Một số bệnh không bao giờ có thể chữa hoàn toàn, các bệnh ảnh hưởng đến khớp bao gồm:
Viêm khớp: Viêm khớp có thể gây đau và sưng khớp. Có nhiều loại viêm khớp nhưng viêm xương khớp là loại phổ biến nhất. Theo thời gian, viêm khớp có thể gây tổn thương nghiêm trọng. Vì bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi nên chấn thương khớp khi bạn còn trẻ có thể gây ra thoái hóa khớp sau này.
Lupus: Bệnh tự miễn dịch này ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể và có thể gây đau khớp và cơ. Một số loại lupus thường gây ra viêm khớp.
Hội chứng Sjögren: Bệnh tự miễn dịch này ảnh hưởng đến các tuyến tạo độ ẩm ở nhiều bộ phận của cơ thể. Các triệu chứng chính của bệnh là khô mắt và miệng, nhưng cũng thường gây đau khớp.
Có rất nhiều các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo tình trạng và loại bệnh. Nhưng hầu hết các phương pháp điều trị bao gồm thuốc hay liệu pháp chỉ có thể giảm đau và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khác.
Những loại rối loạn khớp nào xảy ra do chấn thương đột ngột?
Rối loạn khớp do chấn thương đột ngột bao gồm:
Bong gân: Bong gân xảy ra khi dây chằng bị kéo căng hoặc rách. Một biến chứng nguy hiểm hơn là căng cơ cấp tính khi các cơ hoặc gân bị kéo căng hoặc rách do chấn thương hoặc chuyển động đột ngột, chẳng hạn như nâng một vật nặng.
Trật khớp: Khớp bị trật do xương bị đẩy hoặc kéo ra khỏi vị trí. Trật khớp là một tình trạng y tế cần được hỗ trợ cấp cứu kịp thời.
Tùy vào loại chấn thương sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bạn có thể điều trị nhiều chấn thương thể thao tại nhà, tuy nhiên nếu gặp các triệu chứng sau bạn nên tìm đến chuyên gia hoặc bác sĩ để có lời khuyên phù hợp:
- Đau nhiều khớp, sưng hoặc tê
- Quá đau đến nỗi không đi được
- Đau do chấn thương cũ và sưng nhiều hơn, khớp không ổn định hoặc không bình thường.
Những loại rối loạn khớp nào xảy ra do vận động quá mức?
Các chấn thương tạo ra bởi vận động quá mức thường là do tác động làm hỏng các mô mềm của khớp, điều này có thể xảy ra khi bạn làm việc quá sức bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại liên tục các động tác giống nhau. Ví dụ: bạn có thể bị chấn thương khi chơi nhạc cụ, chơi thể thao hoặc làm một số công việc nhất định, như sửa chữa hoặc sơn nhà.
Các chấn thương do tần suất vận động không phù hợp khiến khớp quá tải bao gồm:
Viêm bao hoạt dịch: đây là một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, hoạt động như một miếng đệm giữa xương khớp và các bộ phận chuyển động xung quanh nó, chẳng hạn như cơ, gân và da. Khi bị viêm bao hoạt dịch, bao sẽ bị kích thích và sưng lên khi có thêm dịch. Vận động quá mức là nguyên nhân phổ biến nhất, nhưng chấn thương, nhiễm trùng và các tình trạng khác, chẳng hạn như viêm khớp, có thể gây ra viêm bao hoạt dịch.
Viêm gân: Tình trạng này xảy ra khi bạn quá thường xuyên kéo giãn gân khiến gân sưng lên và gây ra cảm giác đau đớn khi khớp cử động.
Căng thẳng mãn tính: Căng thẳng trở thành mãn tính khi cơ hoặc gân của bạn căng ra hoặc rách dần theo thời gian do lặp lại các chuyển động tương tự.
Các phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch, viêm gân và căng cơ mãn tính thường giống nhau bao gồm nghỉ ngơi, nâng khớp bị thương cao hơn vị trí của tim và uống thuốc để giảm sưng. Bác sĩ sẽ đề nghị tập thể dục nhẹ nhàng và một vài phương pháp điều trị khác. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm (một mũi) thuốc vào khớp. Nếu những điều kể trên không giúp ích, bạn có thể cần đến phương pháp phẫu thuật.
Làm thế nào để giữ cho các khớp khỏe mạnh?
Hoạt động thể chất đầy đủ là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa và làm chậm các rối loạn khớp. Hoạt động tăng cường các cơ xung quanh khớp giúp chúng hoạt động tốt hơn.
Khi bạn chơi thể thao, hãy đeo thiết bị phù hợp như miếng đệm đầu gối để bảo vệ khớp của bạn. Nếu bạn đã có vấn đề về khớp từ trước, hãy lập tức tìm kiếm chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn kịp thời.